Thêm 2 ca tử vong do sởi dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp
Trong hai trường hợp tử vong mới nhất, một bệnh nhân đang điều trị ung thư và có nhiều bệnh nền; trường hợp còn lại là trẻ nhỏ nhập viện muộn, sau 3 ngày phát bệnh, dẫn đến tình trạng trở nặng nhanh chóng.
Cùng thời điểm, cả nước ghi nhận 4.122 ca nghi mắc sởi, giảm 8,8% so với tuần trước. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp và rải rác tại tất cả 63 tỉnh, thành phố.
Số ca mắc tăng cao, nhiều ca chưa tiêm chủng
Bác sĩ Ngô Tài Dũng trưởng khoa nhi - vaccine phòng khám quốc tế DNG đang thăm khám cho bệnh nhi
Tính đến ngày 17/4, tổng cộng cả nước ghi nhận 76.312 trường hợp nghi mắc sởi, trong đó 8.614 ca đã được xét nghiệm dương tính, và 10 ca tử vong liên quan đến bệnh.
Bác sĩ Ngô Tài Dũng – Trưởng khoa Nhi – Vaccine, Phòng khám Quốc tế DNG cho biết:
“Qua khai thác tiền sử bệnh, đa số trẻ mắc sởi chưa tiêm vaccine sởi, hoặc không nhớ rõ tiền sử tiêm chủng. Một số trẻ chưa đến tuổi tiêm (dưới 6 tháng tuổi) cũng bị lây.”
Biến chứng nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong
Theo bác sĩ Dũng, các biến chứng thường gặp của sởi gồm:
Viêm tai – mũi – họng - Viêm phổi hoặc tăng tình trạng đáp ứng viêm quá mức của cơ thể
“Những biến chứng này là nguyên nhân khiến bệnh trở nặng, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời”, bác sĩ cảnh báo.
Khuyến cáo của Bộ Y tế
Để phòng bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện đầy đủ các biện pháp sau:
- Tiêm vắc xin sởi – rubella đúng lịch, đặc biệt cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên
- Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người
- Rửa tay thường xuyên
- Che miệng khi ho, không khạc nhổ bừa bãi
- Tăng cường dinh dưỡng, bổ sung vitamin A
- Khi có dấu hiệu bệnh (sốt, phát ban, ho, chảy mũi…), cần đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà
Nếu trẻ đủ điều kiện được theo dõi tại nhà, cần đảm bảo:
- Cách ly trẻ tại phòng riêng, thoáng mát, đủ ánh sáng
- Vệ sinh bề mặt đồ dùng bằng dung dịch sát khuẩn
- Người chăm sóc đeo khẩu trang, rửa tay sạch
- Hạ sốt đúng cách bằng paracetamol liều 10–15mg/kg mỗi 4–6h
- Vệ sinh mắt – mũi 3–5 lần/ngày, răng miệng 2–3 lần/ngày bằng nước muối sinh lý
- Tắm bằng nước ấm, tránh gió lùa
- Bổ sung vitamin A qua thực phẩm: lươn, trứng, sữa, rau củ quả màu đỏ – vàng – cam
Khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh sởi, cần đưa trẻ đi khám sớm để được tư vấn, điều trị đúng cách và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.
{comment}